ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2002

tai-lieu-mau

Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force.

Hiệp hội ô tô quốc tế (IATF) bao gồm các nhà sản xuất ôtô như: BMW, Daimler, Chryster, Fiat, Ford, General Motor, PSA Peugeot-Citroen,... và các hiệp hội thương mại quốc gia: AIAG (Mỹ), VDA (Đức), SMMT (Anh), ENFIA (Ý), FIEV (Pháp), hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA). Ban hành vào tháng 3 năm 2002 thay thế cho tiêu chuẩn cũ ISO/TS 16949:1999

Đọc thêm...
 
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - TQM

Mô hình quản lý chất lượng  toàn diện của Nhật Bản, gọi tắt là TQM cũng được nhiều nước trên thế giới đánh giá là một hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao. Chính nhờ áp dụng thành công TQM mà chất lượng sản phẩm của Nhật sau vài thập niên từ yếu kém đã nâng lên một trình độ cao, có uy tín trên thế giới. Thành công của Nhật sau khi áp dụng TQM đã khiến cho các doanh nghiệp của nhiều nước tìm đến TQM và áp dụng TQM

Đọc thêm...
 
ISO 22000:2005 - Công cụ kiểm soát trong nhà máy sản xuất thực phẩm

Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Điểm tương đồng giữa hai hệ thống

Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định doanh nghiệp muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.

Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v...Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các doanh nghiệp đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.

ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến về thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).

 

Đọc thêm...
 
Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Trong những năm gần đây, các trường hợp ngộ độc thực phẩm và sự bùng phát các mối nguy từ thực phẩm khác như "dịch bệnh bò điên", "bệnh heo tai xanh", "lở mồm long móng", dịch H5N1 ... ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển là minh chứng cho sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội ví dụ như những dịch bệnh trên.

Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các Doanh nghiệp thực phẩm, tuy nhiên trong tương lai có thể Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi Doanh nghiệp muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.

Đọc thêm...
 
BRC – Điều kiện để thâm nhập hệ thống bán lẻ tại các nước phát triển

Chính phủ các nước, nhất là các nước phát triển, hiện nay dè dặt hơn rất nhiều đối với các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Một loạt các hàng rào kỹ thuật với các giấy chứng nhận về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm hay chất lượng sản phẩm được dựng lên nhằm kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng sản phẩm hàng hóa khi được nhập khẩu vào các nước sở tại.

Bên cạnh các chứng chỉ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP,.v.v...thì chứng chỉ BRC Food hiện đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào nước họ để phân phối tại các hệ thống bán lẻ.

Tuân thủ theo tiêu chuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý, nhưng nó được các nhà bán lẻ Anh Quốc nói riêng và tại nhiều nước phát triển nói chung khuyến cáo mạnh mẽ. Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ là:

(1) Áp dụng và thực thi HACCP.
(2) Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.
(3) Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và con người.

Đọc thêm...
 


Trang 1 trong tổng số 2 trang

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 6 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :