ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO/TS 22003 giúp tăng độ tin cậy đối với chứng nhận an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hậu quả của việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng, do vậy Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm giúp các tổ chức nhận dạng và kiểm soát được các mối nguy về an toàn thực phẩm. Mặc dù hàng ngàn chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 đã được cấp nhưng lòng tin của người tiêu dùng đang giảm gần trong những năm gần đây, cũng là hồi chuông cảnh báo cho các tổ chức trong việc tạo niềm tin đối với khách hàng.
Là thành viên của nhóm đang nỗ lực thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng trong vấn đề an toàn thực phẩm, ông Jacob Faergamand tin rằng tiêu chuẩn ISO/TS 22003 mới được ban hành là một bước đột phá cho các tổ chức chứng nhận trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với một sự thay đổi lớn so với phiên bản ban hành lần đầu vào năm 1997, tiêu chuẩn kỹ thuật mới này nhằm mục đích cải tiến cách thức các tổ chức chứng nhận chứng nhận cho các công ty trong ngành thực phẩm. Ông Faergemand, đồng sáng lập nhóm chuyên gia phát triển tiêu chuẩn ISO/TS 22003 đã giải thích rõ hơn về phiên bản mới của tiêu chuẩn và lợi ích đối với các bên liên quan.
“Tiêu chuẩn ISO/TS 22003 mang tính quyết định đối với ngành công nghiệp thực phẩm”
Thực phẩm không an toàn luôn là một vấn đề bức thiết liên quan đến sức khỏe con người, rất nhiều các vấn đề về an toàn thực phẩm mà chúng ta gặp phải hôm nay không hề mới. Mặc dù, không một tiêu chuẩn nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng tiêu chuẩn ISO/TS 22003 sẽ vạch ra một lộ trình dài hơi để xây dựng lòng tin đối với chứng nhận trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 
Tiêu chuẩn kỹ thuật này đưa ra các quy định, chẳng hạn, năng lực chuyên gia đánh giá và thời lượng đánh giá mà tổ chức chứng nhận cần thực hiện. Nếu tổ chức chứng nhận mong muốn đạt được công nhận thì tổ chức công nhận sẽ đánh giá và xác định xem tổ chức đó có thực hiện theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/TS 22003 hay không?
Trong khi việc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005 không phải là một yêu cầu của tiêu chuẩn, trong một số trường hợp, việc chứng nhận dường như là cần thiết đối với khách hàng, các cơ quan quản lý hoặc chỉ là một chiến lược marketing, thì tiêu chuẩn ISO/TS 22003 sẽ giúp nâng cao độ tin cậy từ chính cách thức mà tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đạt chứng nhận.
Thay đổi chính trong tiêu chuẩn ISO/TS 22003
Thay đổi lớn nhất trong phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO/TS 22003 mà tổ chức chứng nhận sẽ phải thực hiện là việc chuyển đổi từ “phương pháp tiếp cận dựa trên khả năng chuyên môn” (qualification-based approach) sang “phương pháp tiếp cận dựa trên năng lực toàn diện” (competence-based approach) đối với các khái niệm về yêu cầu năng lực của chuyên gia đánh giá.
Tiêu chuẩn kỹ thuật mới cũng cụ thể hơn tiêu chuẩn chung ISO/IEC 17021 và bao gồm yêu cầu liên quan đến ngành thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cần phải thực hiện.
ISO/TS 22003 nên được xem như một cơ hội cho các tổ chức chứng nhận cho dù là chứng nhận "sản phẩm" hay chứng nhận "hệ thống quản lý". Trong tương lai, tiêu chuẩn ISO/TS 22003 sẽ rất quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm trong việc tìm ra giải pháp chứng nhận tiết kiệm chi phí hơn. Nhóm công tác đã phát triển theo tiêu chuẩn ISO/TS 22003 thừa nhận rằng chủ nhiệm chương trình chứng nhận, các tổ chức công nhận, các tổ chức chứng nhận và cơ quan quản lý về vấn đề thực phẩm cần phải ngồi lại với nhau để thảo luận về các phương án. Ủy ban ISO về đánh giá sự phù hợp (ISO/CASCO) và các tiểu ban ISO chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO/TC 34/SC 17) đang xem xét cách thức để thực hiện để đưa ra kết luận cho vấn đề này.

Nguồn quacert.gov.vn 

 
Công văn mới của Bộ Y Tế về quản lý chất lượng Bệnh viện
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và hướng dẫn kiểm tra bệnh viện năm 2013
Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 3/12/2013 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện down load tại đây
Công văn số 1158/KCB-QLCL ngày 05/12/2013 về việc hướng dẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2013 down load tại đây (bản gốc PDF)

Công văn số 1158/KCB-QLCL ngày 05/12/2013 về việc hướng dẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2013 down load tại đây (bản WORD)
Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 download tại đây (bản gốc PDF)
Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 download tại đây (bản WORD)
NHẬP LIỆU KIỂM TRA BỆNH VIỆN THEO ĐƯỜNG LINK DƯỚI ĐÂY

https://hny.vn/sarus/dhis-web-permit/certificateFormQuality.action

link download hướng dẫn sử dụng phần mềm

https://www.dropbox.com/s/mzphjteqfpvqsz0/HuongdanSudungKiemtraBenhvien2013.docx

Nguồn : Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh  . http://www.kcb.vn/.

 
ISO 9000 Công nghệ hành chính quan trọng

Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước chỉ phát huy được trên nền công nghệ hành chính tiên tiến. Công nghệ hành chính sử dụng CNTT như thể được trang bị phương tiện kỹ thuật mới...

Công nghệ hành chính (CNHC) là một thuật ngữ chỉ “quy trình hoạt động hợp lý, khoa học để thực hiện một chức năng, nhiệm vụ hành chính trên cơ sở áp dụng các giải pháp có tính tối ưu và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra tiến bộ trong quá trình quản lý hành chính”. Như vậy, CNTT là phương tiện kỹ thuật hiện đại hợp thành CNHC.


Đọc thêm...
 
Chuẩn ISO/IEC 27001

ISO / IEC 27001, một tiêu chuẩn tiếp theo dòng tiêu chuẩn ISO / IEC 27000, là một hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS viết tắt Information Security Management System) theo tiêu chuẩn công bố trong tháng 10 năm 2005 do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Uỷ ban Điện tử Quốc tế (IEC). Tên đầy đủ của nó là tiêu chuẩn ISO / IEC 27001:2005 - Thông tin công nghệ - Kỹ thuật an ninh - Thông tin bảo mật hệ thống quản lý - Yêu cầu.

Đọc thêm...
 
GAP - Thực hành canh tác tốt

Eurep GAP (Thực hành canh tác tốt) hình thành năm 1997 bắt đầu từ ý tưởng của những người bán lẻ thuộc Nhóm EUREP (Euro-Retailer Produce Working Group).  Hoạt động của họ nhằm đáp ứng nhu cầu quan tâm ngày một lớn của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, môi trường và chuẩn mực lao động thông qua thể hiện trách nhiệm nhiều hơn trong chuỗi cung cấp.

Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an toàn. Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại , quản lý dinh dưỡng và bảo tồn nông nghiệp. Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, cơ sở vật chất...

Đọc thêm...
 


Trang 1 trong tổng số 2 trang

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 4 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :