ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Những điều cần biết khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

Hệ thống HACCP áp dụng đối với toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong EU, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quy định về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) ghi rõ rằng: "Các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh trong các hoạt động của mình có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các trình tự an toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì và tái xét trên cơ sở hệ thống HACCP".
Nhãn hiệu môi trường đối với hàng thủy hải sản : MSC
Quy định chi tiết về nhãn mác, trình bày và quảng cáo thực phẩm trong EU nhằm đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. Ngoài quy tắc dán nhãn thông thường còn có một quy định bổ sung như:
Những thông tin bổ sung đối với sản phẩm đông lạnh
- Chỉ dẫn rõ ràng "làm lạnh nhanh" và "Không làm lạnh lại sau khi làm tan giá".
- Hạn sử dụng;
- Thời hạn cất trữ tối đa sau khi mua;
- Nhiệt độ bảo quản và/hoặc thiết bị bảo quản;
- Thông tin về mẻ/đợt sản xuất.

* Hàng Thủ công Mỹ nghệ và quà tặng

Đối với các chất cấm sử dụng không chỉ áp dụng đối với sản phẩm cuối cùng mà còn áp dụng đối với nhà sản xuất ra sản phẩm đó.
Trong trường hợp nếu sản phẩm là đồ chơi trẻ em thì phải tuân thủ một số các tiêu chuẩn về an toàn khi xuất vào EU. Điểm chú ý là một số chất không được cho phép trên sản phẩm như celluloid, chất phóng xạ… Nhãn CE có thể được áp dụng cho từng sản phẩm.
Quy định trên không áp dụng nếu hàng hoá là thủ công mỹ nghệ thuần tuý.
Các sản phẩm và bộ phận nhuộm hữu cơ (azo) có thể bị cấm lưu hành tại EU đặc biệt tại 1 số quốc gia như Đức, Hà Lan.

* Hàng may mặc:

• Về tiêu chuẩn : Không có một chuẩn thống nhất cho hàng may mặc tại EU. Mỗi quốc gia thành viên có những yêu cầu riêng về chất lượng tùy theo loại vải, sợi, kích cỡ và mầu sắc.
•Nhãn và đóng gói: Bao bì đóng gói phải đủ vững chắc để giữ cho hàng hoá có thể chống đỡ lại những thay đổi khi vận chuyển, xử lý, sự thay đổi của thời tiết, thay đổi nhiệt độ và chống lại mất mát. Với lý do môi trường trong một vài trường hợp các loại bao bì bằng PVC không được các chính phủ cho phép. Các nhà xuất khẩu tại Việt Nam cần phải thảo luận với khách hàng của mình và cần phải dự đoán trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong chi phí bán của họ nếu có yêu cầu. Nhìn chung có 2 loại nội dung trên nhãn của sản phẩm:
- Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, tỉ lệ sợi, khả năng dễ cháy;
- Các yêu cầu không bắt buộc: hướng dẫn giặt tẩy, kích cỡ.

2. Phương thức thanh toán tại thị trường Châu Âu.

* Thanh toán sau

Đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở EU. Ngân hàng thực hiện giao dịch thông qua hệ thống thanh toán điện tử sau khi người mua đặt lệnh cho ngân hàng chuyển tiền. Quy trình này diễn ra nhanh chóng và chi phí chuyển tiền tương đối thấp. Hệ thống này vận hành dựa trên lòng tin với khách hàng và không hề có sự bảo lãnh đối với người bán. Người mua sẽ có quyền sở hữu hàng hoá trước khi tiền được chuyển. Doanh nghiệp không nên chấp nhận phương thức thanh toán sau trong thời kỳ mới thiết lập quan hệ kinh doanh hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn. Chỉ khi quan hệ kinh doanh được thiết lập và hai bên đã thông hiểu và tin tưởng nhau mới nên chấp nhận phương thức thanh toán này.

* Thanh toán đối chứng (D/P)

Còn gọi là phương thức trả tiền mặt khi nhận chứng từ thanh toán. Người bán nộp chứng từ cho ngân hàng của người mua (bao gồm hoá đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, phiếu giám định). Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho người mua sau khi được thanh toán hay ký hối phiếu, là một cam kết thanh toán có giá trị pháp lý. Mặc dù phương thức này an toàn về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế vẫn có thể có trục trặc, ví dụ như khi hàng hoá đã được vận chuyển đến nơi nhưng người mua không chấp nhận hàng hoá và chứng từ.

* Thư tín dụng (L/C)

L/C rất hay được dùng thời kỳ đầu quan hệ kinh doanh khi bên nhập khẩu và bên xuất khẩu chưa hiểu rõ nhau. Phương thức này là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất tiếp sau phương thức thanh toán trả trước. L/C, trừ khi được quy định khác, thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trong trường hợp gian lận). Quy trình như sau: Người mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình mở tín dụng cho ngân hàng người bán. Sau khi giao hàng, người bán sẽ trình chứng từ xuất khẩu cho ngân hàng của mình để ngân hàng nghiên cứu. Ngân hàng của người bán chuyển chứng từ cho ngân hàng của người mua. Người bán sẽ được thanh toán trong trường hợp chứng từ hợp lệ. Người mua sẽ nhận được chứng từ sau khi thanh toán hoặc cam kết thanh toán. Chi phí của phương thức này cao hơn so với thanh toán sau hay thanh toán đối chứng. Tuy vậy, L/C vẫn được các nhà nhập khẩu ở EU dùng rộng rãi khi giao dịch với các nhà xuất khẩu ngoài Châu Âu. Việc dùng L/C phải tuân thủ quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 500) của Phòng Thương mại Quốc tế.

* Thanh toán bằng Séc

Thanh toán được thực hiện thông qua hình thức ký phát Séc đích danh. Trong trường hợp này, phải chú ý là ngân hàng chỉ thanh thanh toán khi tài khoản của khách hàng có đủ số dư, nếu không séc phải có bảo lãnh của ngân hàng. Chỉ nên chấp nhận séc được phát hành bởi ngân hàng đáng tin cậy, tốt nhất là ngân hàng được quốc tế công nhận.

* Thanh toán trong mua bán uỷ thác

Thanh toán trong mua bán uỷ thác được sử dụng chủ yếu khi kinh doanh các hàng hoá mau hỏng, ví dụ như hoa quả tươi. Sản phẩm được bán với mức giá xác định trước sau khi người giám định do hai bên chỉ định (Công ty Giám định chung - GSC) đã kiểm soát số lượng, chất lượng và các khía cạnh khác của hàng hoá tại thời điểm chấp thuận/bán hàng. Nếu sản phẩm không đảm bảo điều kiện được qui định trong hợp đồng, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực và tuỳ theo điều kiện hợp đồng mà giá cả sẽ được điều chỉnh. Hình thức thanh toán sau sẽ được dùng để thanh toán trong vòng 14-30 ngày sau khi chấp nhận/bán hàng.

* Thanh toán trước.

Đây là phương thức thanh toán có lợi nhất cho nhà xuất khẩu, chứ không phải nhà nhập khẩu. Cho nên, đối với thị trường của người mua như EU thì hình thức này không phổ biến. Tuy nhiên phương thức này có thể được dùng trong môi trường kinh doanh bình đẳng hoặc nếu đã có quan hệ kinh doanh lâu dài và người xuất khẩu có thể thuyết phục đối tác kinh doanh về sự cần thiết áp dụng phương thức thanh toán trả trước.
Nguồn: Cục Xúc tiến Thương mại

P/S: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOÀN DIỆN

- Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

- Tư vấn thương hiệu

- Đào tạo tư vấn áp dụng 5s

- Đào tạo tư vấn GDP, GPP

- Đào tạo tư vấn Iso 14001

- Đào tạo tư vấn iso 22000

- Đào tạo tư vấn iso 9001

- Đào tạo tư vấn quản lý theo BRC


 

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 2 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :