ISO Vietnam-Đào tạo-tư vấn quản lý


  • benh-vien-dong-nai.jpg
  • benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • cong-ty-bao-bi-shopha.jpg
  • cong-ty-cao-phat-dat.jpg
  • cong-ty-cp-cao-nguyen-xanh.jpg
  • cong-ty-cp-cong-trinh-thuy-bo.jpg
  • gian-khoan-vietsopetro.jpg
  • inlaco-hai-phong.jpg
  • iso-benh-vien-dong-nai.jpg
  • iso-benh-vien-truyen-mau-huyet-hoc.jpg
  • iso-cong-ty-phat-dat.jpg
  • iso-cong-ty-sino.jpg
  • iso-cong-ty-sopha.jpg
  • khu-trung-viet-nam-vfc.jpg
  • sabeco-song-lam.jpg
  • tat-nien-cong-ty-01.jpg
  • tat-nien-cong-ty_02.jpg
  • tet-nien-cong-ty-2012.jpg
  • thuybo.jpg
  • tmsx-sino.jpg
Chống sai sót trong Bệnh Viện

Theo các chuyên gia, mỗi năm trên thế giới có từ 44.000 đến 98.000 người chết tại các bệnh viện (BV). Tại Việt Nam, thời gian qua đã xảy ra hàng loạt tai biến y khoa dẫn đến kiện tụng.
Các chuyên gia cho rằng 50% những rủi ro, tai biến có thể không xảy ra nếu áp dụng quản lý chất lượng BV. Vấn đề này Bộ Y tế vừa đưa ra lấy ý kiến đóng góp.
Quản lý chất lượng BV đơn giản là làm mọi cách để bệnh nhân an toàn, hài lòng và đội ngũ nhân viên y tế cũng được an toàn và hài lòng” - BS Phan Thị Ngọc Linh, chuyên gia về lĩnh vực quản lý chất lượng cho Bộ Y tế, tổ chức GIZ (Đức) và đang tư vấn cho nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trên cả nước về triển khai quản lý chất lượng, nói.

. Phóng viên:Thưa bác sĩ, tại sao đến bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề về quản lý chất lượng BV?
+ Bác sĩ Phan Thị Ngọc Linh: Y tế Việt Nam không phải không làm chất lượng hay còn lạc hậu, ngược lại đã làm rất nhiều và làm từ lâu nhưng không gọi tên nó ra và chưa chuẩn hóa lại, hệ thống hóa lại để áp dụng cho tất cả tổ chức cung cấp dịch vụ y tế. Thí dụ, BV Chợ Rẫy, BV Nhi đồng 1 đã có những cải tiến rất hay, đã làm chất lượng, chia sẻ cho nhiều cơ sở y tế khác từ rất lâu rồi nhưng chúng ta vẫn chưa làm được ở tầm quốc gia. Bộ Y tế cũng chỉ đang ở bước chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn về triển khai quản lý chất lượng và bộ chỉ số chất lượng quốc gia. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa và làm nhanh hơn nữa thì mới mong theo kịp các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia…
. Như vậy có nghĩa là chúng ta chưa muốn làm ở tầm quốc gia?
+ Tôi nghĩ các cấp lãnh đạo ngành y tế không phải không muốn làm mà bản thân họ cũng đang nỗ lực tìm giải pháp, tìm ra con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất cho y tế Việt Nam. Hai hội thảo rất lớn về quản lý chất lượng tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM vừa qua là một sự lên tiếng, là một khởi đầu cho tiến trình chất lượng sẽ phát triển rất nhanh trong những năm tới.
Tránh rủi ro cho cả bệnh nhân, bác sĩ     
.Tại sao phải tiêu chuẩn hóa, thưa bác sĩ ?
+ Vì BV là một môi trường từ giám đốc, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chính đến cả anh bảo vệ đều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Một bác sĩ giỏi cũng không bảo đảm cho bệnh nhân an toàn. Bác sĩ điều trị đúng, chỉ định đúng nhưng cô điều dưỡng tiêm thuốc sai thì bệnh nhân sẽ chết. Tất cả êkíp chuyên môn làm việc tốt nhưng đồ ăn phát đến cho bệnh nhân bị sai, bệnh nhân dị ứng, cũng có thể nguy hiểm tính mạng. Nếu không có cơ chế quản lý chất lượng thì sẽ không gắn kết được, mạnh ai nấy làm và sẽ dễ dàng xảy ra tai biến, sai sót.
Nếu làm quản lý chất lượng thì số ca tai biến, rủi ro sẽ giảm xuống tối đa, sẽ không còn cảnh bị bệnh nhân khiếu kiện, bắt đền tiền.
. Như vậy việc quản lý chất lượng không phải chỉ có bệnh nhân được bảo vệ?
+ Đúng vậy, cả bệnh nhân, cả phía BV đều có lợi. Điều dưỡng nghĩ mình vào BV là để tiêm thuốc, chăm sóc cho bệnh nhân, đó là công việc, hết công việc là về. Nhưng đã đến lúc họ cần hiểu sản phẩm cho dịch vụ rất đặc biệt - tính mạng và sức khỏe con người và môi trường làm việc của họ rất nguy cơ, tai biến rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào, cần phải có thêm phương tiện để giúp họ được an toàn và làm tốt hơn nữa công việc, đó là quản lý chất lượng và an toàn bệnh nhân, đó là biết cách làm việc theo quy trình, phối hợp với nhau.
Nếu chỉ cần một người không tham gia tốt vào toàn bộ quá trình chăm sóc thì sẽ không bảo đảm an toàn và không thể nào có một dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng và làm cho bệnh nhân hài lòng.
. Vai trò vị trí của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng BV thế nào?
+ Làm quản lý chất lượng là tất cả nhân viên trong tổ chức đều phải làm và đầu tiên nhất trong quản lý chất lượng là cam kết của người lãnh đạo. Nếu triển khai một quy trình, mọi người đều theo nhưng giám đốc không theo thì không triển khai được.
Nhiều quy trình không tốn tiền, chỉ tốn… tờ giấy
. Vì sao bà lại chọn mô hình JCI?
+ Hiện các BV đang áp dụng nhiều chuẩn chất lượng như ISO, HAS, JCI… Trong đó, bộ tiêu chí chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế JCI (Joint Commission International) đi sâu vào từng ngóc ngách của BV, phòng khám, phòng cấp cứu, đánh giá bệnh nhân như thế nào, quyền trách nhiệm bệnh nhân như thế nào…
. Trong các tiêu chí JCI thì cái gì quan trọng nhất?
+ Đó là chương đầu tiên của JCI với sáu tiêu chuẩn an toàn quốc tế cho bệnh nhân, nó trùng với sáu tiêu chuẩn an toàn người bệnh quốc tế của WHO. Một tổ chức nếu không triển khai sáu tiêu chuẩn này thì sẽ có rất nhiều tai biến xảy ra.
Ví dụ như việc xác định đúng bệnh nhân khi cung cấp dịch vụ. JCI nói không được dùng số phòng, số giường để xác định bệnh nhân. Lý do là bệnh nhân có thể đổi phòng, đổi giường mà phải gọi đúng tên, đúng hồ sơ bệnh án (yếu tố nhận dạng). Hầu như các BV Việt Nam đều chưa có quy trình này một cách toàn diện và vẫn còn dùng số phòng, số giường để xác định bệnh nhân.
Có nhiều quy trình chất lượng làm không tốn tiền, không thêm người, nhiều khi chỉ thêm một tờ giấy danh mục kiểm tra. Chỉ cần có sự cam kết của lãnh đạo, có nhân viên cam kết làm. Làm rất đơn giản, chỉ kiểm tra các khâu trước khi thực hiện điều trị cho bệnh nhân.
. Một bệnh nhân đi mổ phải trải qua những khâu nào được cho là an toàn, thưa bác sĩ?
+ Trước tiên bác sĩ phẫu thuật phải đánh dấu vào chỗ định mổ. Điều dưỡng khoa Ngoại phải kiểm tra ở phòng mổ đã chuẩn bị máu, dụng cụ cho bệnh nhân có sẵn sàng chưa. Nhiều khi đẩy bệnh nhân xuống phòng mổ rồi phải đẩy lên do chưa có dụng cụ, vừa làm mất thời gian lại ảnh hưởng cho bệnh nhân.
Bệnh nhân vào khu vực phòng mổ rồi thì bệnh nhân được đưa vào phòng tiền phẫu. Tại đây kiểm tra hồ sơ bệnh án, xét nghiệm đầy đủ chưa. Một số cái cần hỏi chính bệnh nhân để xác định đúng bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân hôn mê bất tỉnh thì vấn đề kiểm tra còn ở mức độ cao hơn.
. Làm vậy bác sĩ và bệnh nhân có lợi gì?
+ Có rất nhiều cái lợi, bác sĩ không bỏ sót triệu chứng bệnh nhân, khả năng chẩn đoán đúng và điều trị chính xác cao hơn nhiều. Đương nhiên bệnh nhân được an toàn và hài lòng. Bệnh nhân sẵn sàng trả tiền cho những nơi như thế này nhưng rất tiếc là chúng ta còn chưa đáp ứng được nên họ vẫn ào ào ra nước ngoài.
Sợ hãi do thiếu kiến thức
. Có ý kiến cho rằng hệ thống y tế Việt nam thừa số liệu nhưng thiếu thông tin. Nếu có thông tin thì thiếu số liệu?
+ Những sự cố rủi ro không được báo cáo là do không tạo dựng hệ thống. Lâu nay các sự cố y khoa được báo cáo bằng cách ghi vào một cuốn sổ, sau đó kéo theo một nỗi kinh hoàng, đó là cách đánh giá, kỷ luật với người gây ra sai sót đó. Đây là mấu chốt của vấn đề dẫn đến tình trạng sợ hãi, trừng phạt, im lặng và người ta không muốn báo cáo. Chung quy là thiếu kiến thức.
Lãnh đạo phải làm cho nhân viên hiểu được báo cáo sự cố là giúp cho BV và bản thân người gây ra chứ không phải là bị trừng phạt. Giúp cho BV nhận thấy còn có một lỗ hổng nào đó cần cải tiến. Giúp cho các khoa, phòng khác học được qua biến cố, sự cố này. Tất cả những người trong môi trường y tế nhìn sai sót của người khác là một sự cố, rủi ro thật sự chứ không phải là một tắc trách, vô trách nhiệm. Một người giỏi, khi gặp một sự cố, kiểu xử lý quy trách nhiệm, chụp mũ khiến họ không dám thể hiện hết năng lực, nhiều khi đi thụt lùi.
. JCI nói về vấn đề này thế nào?
+ JCI không yêu cầu các BV phải làm thế nào. Họ chỉ nói tất các BV phải có hệ thống quản lý sự cố và rủi ro. Phải có những số liệu báo cáo và phân tích từng sự cố và phải đưa ra bằng chứng là có phân tích và có hành động cải tiến.
. Khi gặp một sự cố, BV sẽ giải quyết trình tự ra sao?
+ Khi một sự cố được phát hiện bởi bất kỳ một người nào trong BV của bất kỳ ai gây ra, kể cả giám đốc, người phát hiện sẽ vào hệ thống nhập tên, mật mã và làm báo cáo sự cố. Điều quan trọng là BV đưa nhân viên mẫu chuẩn để làm báo cáo, như: ngày giờ phát hiện, ai gây ra, ai bị ảnh hưởng, mô tả chi tiết sự cố, hành động xử lý tức thì... Báo cáo này đầu tiên sẽ được gửi đến người quản lý trực tiếp khu vực đó, song song đến lãnh đạo cấp trên và phòng quản lý chất lượng thông qua hệ thống trực tuyến. Nếu sự cố không nghiêm trọng, các khoa, phòng có liên quan, trong vòng 48 giờ sẽ điều tra sự cố và đề xuất kế hoạch, giải pháp cải tiến đó. Sự cố quá phức tạp thì phải được xử trí ngay, phải họp các bộ phận liên quan đồng thuận để giải quyết vấn đề xong mới thôi và phòng quản lý chất lượng theo dõi mọi hoạt động này.
. Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguồn: Internet

 

Hot line

08. 6296.9090 08.3844.33.53

Hỗ trợ trực tuyến

Ms Cúc
Ms Nguyệt

Logo Công nhận

  • h1.jpg
  • h2.jpg
  • h3.jpg
  • h4.jpg
  • h5.jpg
  • h6.jpg
  • h7.jpg
  • h8.jpg

Logo Chứng nhận

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

tmsc

ACS



KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 13 khách Trực tuyến

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ

You are here  :